Cách phòng bệnh dịch tả Châu Phi ở lợn (heo) đơn giản, hiệu quả mà chi phí thấp
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ thú y Sanfovet Hoàng Đăng Trạng. Hotline: 0974999204
Dịch tả heo Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, và nó đã và đang trở thành mối nguy hại với bất kì người chăn nuôi nào. Chính vì những lí do đó, việc hiểu rõ về dịch bệnh này cũng những dấu hiệu của bệnh dịch tả Châu Phi ở từng cấp độ là điều vô cùng cần thiết, để qua đó bà con có cái nhìn tổng quan để phòng và tránh trên đàn heo ( lợn ) nhà mình. Hôm nay, hãy cùng bác sĩ thú y Sanfovet Hoàng Đăng Trạng để cùng tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh dịch tả châu phi ở heo ( lợn ) đơn giản, mà lại hiệu quả cao, chi phí thấp nhé.
1. Nguyên nhân
Dịch tả heo Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa ADN gây ra. Mà ở đó bệnh ảnh hưởng tới tất cả các loại heo, ở tất cả các giống và độ tuổi. Nó không chỉ xuất hiện trong trại chăn nuôi heo mà còn có cả ở heo hoang dã, heo rừng, và các loài động vật khác như chó, mèo, gà, vịt,…cũng như các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi, ve… là vật trung gian truyền bệnh từ trại này qua trại khác và từ nơi này qua nơi khác. Không những thế Virus này có đặc tính đặc biệt để kháng với môi trường, do đó hiện nay không có biện pháp điều trị cũng như chưa có vacxin phòng ngừa dẫn đến tỷ lệ chết chiếm tới 100% trong tất cả các trại heo mắc dịch tả. Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thể được tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch này. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao. Cụ thể hơn, chúng có thể tồn tại được từ 3 – 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56oC (trong 70 phút), 60oC (trong 20 phút) và ở nhiệt độ 70oC.
Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Chính vì vậy, bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ lợn nhiễm bệnh,…
Trong đó, người là một trong những tác nhân khiến bệnh phát tán, tuy nhiên bệnh không có khả năng lây sang người.
2. Triệu chứng bệnh dịch tả heo Châu Phi
Bệnh dịch tả heo châu phi có thời gian ủ bệnh từ 3 – 15 ngày, với thế cấp tính thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 ngày. Các triệu chứng trên heo bệnh tùy từng thế khác nhau.
Thế quá cấp tính
Heo chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc heo nằm và sốt cao trước khi chết.
Thế cấp tính
– Heo sốt cao khoảng 41 – 42°C.
– Trong 2 – 3 ngày đầu tiên heo không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, và thích nằm chỗ gần nước.
– Heo di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng như tai, đuôi, cẳng chân, đa phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím. Sau đó, khoảng 1 – 2 ngày trước khi heo chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại không vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón.
– Heo chết trong vòng 6 – 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Trong trường hợp heo mang thai có thể gây sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%. Với trường hợp heo khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là nguồn lây nhiễm bệnh.
Thế á cấp
Heo sốt nhẹ, hoặc không sốt, giảm ăn, sụt cân, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp. Heo mang thai có thể sẩy thai, và từ đó heo sẽ chết sau khoảng 15 – 45 ngày, tỷ lệ chết ở thế này khoảng 30 – 70%. Thịt heo khi chế biến đổi khi sẽ có mùi hôi khét đặc trưng của bệnh.
3.Biểu hiện bệnh dịch tả heo Châu Phi
– Xuất huyết thâm tím ở tại, bẹn, bụng và mặt đùi sau chi
– Máu chảy ra từ lỗ tự nhiên: mũi, miệng và hậu môn.
– Tim, cơ tim, vành tim xuất huyết.
– Lách sưng to, xuất huyết và nhổi huyết.
– Gan sưng to, xuất huyết.
– Phổi xuất huyết khí quản phế quản chứa bọt.
– Dạ dày xuất huyết, ruột non, ruột già xuất huyết, thận xuất huyết tràn lan.
– Bàng quang phù xuất huyết, hạch lâm ba sưng, xuất huyết…
4.Phòng bệnh
a.Vệ sinh phòng bệnh
– An toàn sinh học trong chăn nuôi là chìa khóa giúp ngăn ngừa bệnh xâm nhập phát triển và lan rộng.
– Tránh để đàn heo nuôi tiếp xúc trực tiếp với heo rừng và các động vật hoang khác: Nên có hàng rào trong khu trại, nhà máy, cơ sở và phải kiểm soát thú nuôi
– Tăng cường khử trùng cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi xe, khu vực xung quanh trại, khu xử lý heo chết phải rắc vôi bột hoặc phun các chấy sát trùng phố rộng như ALLDECID, ID060L….
– Mặc khác phương tiện ra vào trại như xe tải bắt heo, xe chuyển cám, xe 2 bánh cần được phun – xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại. Hạn chế nhân viên ra ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trong xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.
– Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay, hố sát trùng và thay nước hàng ngày.
b.Vacxin phòng bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh hoặc Vacxin phòng bệnh dịch tả heo châu phi.
c.Thuốc phòng bệnh
– Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vacxin đối với các bệnh do virus như: Dịch tả cổ điển (CSF), tai xanh (PRRS), LMLM, giả dại, circovirus….
– Bổ sung một trong các loại thuốc sau nhằm nâng cao sức đề kháng bệnh tự nhiên của heo: BCOMPLEX K3+C+M, AZ.KTMD, GLUCO KCE captox, AZ.BIOZYM ONE, HEPAFO…
5. Điều trị bệnh
– Hiện nay không có thuốc hoặc vacxin điều trị bệnh dịch tả heo Châu Phi. Khi bệnh xảy ra cần tuân thủ nghiêm theo yêu cầu tiêu hủy – cách ly của cơ quan trắc năng có thẩm quyền.
– Nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập heo. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn heo hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này. Khi heo mắc bệnh cần tiêu hủy heo chết, heo ốm, heo khỏe trong phạm vị lân cận và chất thải của chúng. Cách ly, vệ sinh, khử trùng toàn khu vực có dịch xảy ra, để trống chuồng theo quy định trước khi tái đàn.
– Tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ, trang trại chăn nuôi heo, đặc biệt những hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn, lò giết mổ.
– Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt về việc nhập khẩu heo và sản phẩm của heo, đặc biệt Sự thông thường từ các quốc gia đã và đang có bệnh dịch tả heo châu phi. Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trại heo.
Như vậy, qua bài viết trên, Bác sĩ thú y Sanfovet Hoàng Đăng Trạng đã chia sẻ cho bạn đọc hiểu sâu hơn về cách phòng bệnh dịch tả Châu Phi ở lợn ( heo ) một cách đơn giản, hiệu quả mà lại ít chi phí. Chúng ta đều biết dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh hết sức nguy hiểm, do đó việc phòng bị là điều vô cùng cần thiết. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết đến đây. Phía dưới là video hướng dẫn bà con cũng như người chăn nuôi cách phòng và sử dụng kháng sinh phù hợp đối với dịch tả châu phi trên heo ( lợn ). Mọi tư vấn thắc mắc xin liên hệ: 0383814838 BSTY Sanfovet Hoàng Đăng Trạng