BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)
06/12/2022
1. NGUYÊN NHÂN
– Là bệnh truyền nhiễm cấp tính của đường hô hấp, lây lan mạnh, tỉ lệ chết cao đặc biệt ảnh hưởng lớn trên gà đẻ trứng
– Bệnh do Coronavirus gây ra, có nhiều type huyết thanh khác nhau.
– Virus tồn tại lên đến 1 năm trong phân và chất độn chuồng, tồn tại 4 tuần trong chuồng nuôi. Virus bất hoạt sau 15 phút ở 560C và sau 90 phút ở 450C, virus nhạy cảm với hầu hết các chất sát trùng
2. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
– Thời kỳ ủ bệnh ngắn 18-36h, lây ra toàn đàn trong 1-2 ngày
– Bệnh lây ngang từ con khỏe sang con ốm qua thức ăn, nước uống, không khí, vỏ trứng nhiễm bẩn, độ thông thoáng kém.
– IB sau khi đi vào cơ thể sẽ khu trú và nhân lên nhanh chóng ở đường hô hấp trên, gây ra các bệnh tích ban đầu như tăng sinh, các vết xuất huyết nhẹ cũng bắt đầu xuất hiện. Bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng đầu tiên của bệnh, sau một thời gian ngắn virus có thể được tìm thấy trong gan, thận, lách, đường sinh sản, một số chủng đặc biệt gây ảnh hưởng đến thận nhất là gà thịt.
3. TRIỆU CHỨNG
– Ở gà con:
+ Ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn+ Gà bị thiếu nhiệt, đứng tụm vào nhau, chảy dịch mũi,có bọt trong mắt
+ Thở khó, có tiếng ran
– Ở gà lớn, gà đẻ:
+ Giảm ăn
+ Dấu hiệu hô hấp, thở hổn hển, hen khẹc, xuất huyết khí quản và chảy dịch mũi
+ Gà đẻ giảm sản lượng trứng 30-40% nếu bệnh kéo dài có thể lên tới 60-80%. Trứng mỏng vỏ, không đều, lòng trắng loãng, màu trứng mất hẳn
4. BỆNH TÍCH KHI MỔ KHÁM
– Khí quản xuất huyết nặng, có nhiều dịch nhầy và đờm trắng.
– Có trường hợp thấy trên màng tim phủ một lớp trắng, thận xưng to, ngã ba manh tràng xuất huyết nặng.
– Gà đẻ buồng trứng xuất huyết, ống dẫn trứng bị teo, những nang trứng chưa chín bị u nang, rơi vào xoang bụng gây viêm màng bụng.
– Nếu bệnh ghép với CRD, E.COLI sẽ vô cùng khó khăn, việc loại thải đàn gà đẻ là không tránh khỏi.
5. PHÒNG BỆNH
– Vệ sinh phòng bệnh: Thường xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, rắc vôi bột, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ thoáng mát, tránh tối đa stress cho đàn gà, đặc biệt những lúc giao mùa, chuyển chuồng.
– Vacxin phòng bệnh là phương pháp hữu hiệu nhất, chọn vacxin của những hãng uy tín và tuyệt đối tuân thủ lịch vacxin tùy theo dịch tễ của địa phương mình mà chọn dòng vacxin cho phù hợp.
Lưu ý: Trước khi làm vacxin nên bổ xung thuốc bổ như SANFO.LIQID, AZ.KTMD, ADE.B-COMPLEX, PARAMAX C… để tăng đề kháng cho đàn gà nhằm đáp ứng miễn dịch tốt hơn.
6. ĐIỀU TRỊ BỆNH KẾ PHÁT
– Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị.
+ Đối với gà đẻ không điều trị, cần loại thải đàn
+ Đối với gà thịt khi bị có thể nhỏ vacxin IB liều gấp đôi vào thẳng ổ dịch, sau đó điều trị theo nguyên tắc sau.
Bước 1: Dùng thuốc nâng cao đề kháng đặc biệt là SANFO.LIQID (giải độc và chống virus xâm nhiễm tế bào). AZ. KTMD (Tăng đề kháng, hồi phục nhanh, tăng kháng thể vacxin) SANFO DETOX (giải độc gan, thận cấp)
Bước 2: Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, long đờm như: PARAMAX C (hạ sốt nhanh, giảm đau) SANFOTOFIN EXTRA (giãn khí quản, phế quản, long đờm kháng viêm)…. pha nước cho uống
Bước 3: Dùng kháng sinh chống bội nhiễm, có thể dùng một trong các loại sau:
SANFO.COLI 500 => Trộn cám, 1kg/10 tấnTT/ngày
SANFO.GENTADOX => Cho uống, 1kg/5 tấnTT/ngày
Dùng liên tục 5-7 ngày. Liều lượng thuốc tính bằng trọng lượng gà và chia ra 2 lần Sáng + Chiều. Thời gian còn lại cho uống thuốc bổ trợ như trên.
Hoặc:
SANFO.TYLOSIN => Trộn cám: 1kg/10 tấnTT/ngày
AZ.FLODOX B => Cho uống: 1kg/10 tấnTT/ngày
Dùng liên tục 5-7 ngày. Liều lượng thuốc tính bằng trọng lượng gà và chia ra 2 lần Sáng + Chiều. Thời gian còn lại cho uống thuốc bổ trợ như trên.
Giới thiệu
Sản phẩm nổi bật
Tin tức