PHÂN LOẠI CÚM GIA CẦM A

Có bốn loại vi-rút cúm gây nên bệnh cúm gồm: A, B, C và D, trong đó, cúm A là bệnh phổ biến nhất do virus cúm A gồm nhiều chủng gây nên. Không chỉ lây giữa người với người, loại này còn có khả năng lây nhiễm cho động vật. Và các loài chim hoang dã thường đóng vai trò là vật chủ cho virus.

Vi-rút cúm gia cầm A có thể được phân thành hai loại sau: vi-rút cúm gia cầm độc lực thấp (LPAI) A và vi-rút cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) A.

– Cúm gia cầm có mầm bệnh thấp (LPAI): Vi-rút cúm gia cầm có mầm bệnh thấp không gây ra dấu hiệu bệnh hoặc chỉ có triệu chứng bệnh nhẹ ở gà/gia cầm (như xù lông và giảm sản lượng trứng). Ở gia cầm, một số vi-rút có khả năng gây bệnh thấp có thể biến đổi thành vi-rút cúm gia cầm có độc lực cao.

– Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI): Virus cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao ở gia cầm mắc bệnh. Chỉ một số vi-rút cúm gia cầm A(H5) và A(H7) được phân loại là vi-rút cúm A độc lực cao; trong khi hầu hết vi-rút A(H5) và A(H7) xuất hiện ở các loài chim là vi-rút cúm A độc lực thấp. Nhiễm vi-rút HPAI A(H5) hoặc A(H7) có thể gây bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng với tỷ lệ tử vong lên đến 90% đến 100% ở gà, thường trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, vịt và một số loài chim hoang dã có thể bị nhiễm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào. Nhiễm vi-rút HPAI A(H5) và A(H7) ở gia cầm cũng có thể lây lan trở lại các loài chim hoang dã, dẫn đến sự lây lan vi-rút về mặt địa lý hơn nữa khi những con chim đó di cư.

Năm loại vi-rút cúm gia cầm A được biết là đã gây bệnh cho người gồm H5, H6, H7, H9 và H10, điển hình là các chủng:

– Nhóm H5: A( H5N1) , A(H5N2), A(H5N3), A(H5N4), A(H5N5), A(H5N6), A(H5N7), A(H5N8) và A(H5N9)

– Nhóm H6: A(H6N1) và A(H6N2)

– Nhóm H7: A(H7N1), A(H7N2), A(H7N3), A(H7N4), A(H7N5), A(H7N6), A(H7N7), A(H7N8) và A(H7N9)

– Nhóm H9: A(H9N1), A(H9N2), A(H9N3), A(H9N4), A(H9N5), A(H9N6), A(H9N7), A(H9N8) và A(H9N9)

– Nhóm H10: A(H10N3), A(H10N4), A(H10N5), A(H10N6), A(H10N7) và A(H10N8).

Virus cúm A liên tục thay đổi và thường gây ra dịch lớn. Vì vậy, bà con cần theo dõi thường xuyên trong quá trình chăn nuôi để chủ động phòng ngừa và ứng phó với cúm gia cầm.

Thực hiện an toàn sinh học và tiêm vacxin phòng bệnh là các biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin có thể gây stress ở gia cầm đang khoẻ mạnh. Bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ như SANFODETOX EXTRA, SANFO LIQID, AZ.KTMD, để tăng đề kháng, giảm stress cho gia cầm sau tiêm chủng vắcxin.

Tin tức
THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ MẪU MÃ BAO BÌ SẢN PHẨM
THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ MẪU MÃ BAO BÌ SẢN PHẨM

SANFOVET – Thương hiệu thuốc thú y hàng đầu thuộc công ty CP đầu tư liên doanh Việt Anh (Viet Anh Group) trân trọng thông báo tới Quý khách hàng và đại lý: Kể từ ngày 27/10/2023, SANFOVET chính thức thay đổi logo nhận diện thương hiệu, mẫu mã bao bì sản phẩm và vỏ […]

DU LỊCH KHÁCH HÀNG HÈ 2023 – SANFOVET
DU LỊCH KHÁCH HÀNG HÈ 2023 – SANFOVET

Ngày 11/7 – 13/7/2023 vừa qua, SANFOVET đã tổ chức chuyến tham quan du lịch khách hàng hè 2023 tại thị trấn mờ sương Sapa, nhằm tri ân các NPP, đại lý đã luôn ủng hộ và đồng hành cùng thương hiệu SANFOVET. Phát biểu tại bữa tiệc Gala tri ân, ông Ngô Văn Hưng […]

SANFOVET LÀ NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG CHO CHƯƠNG TRÌNH VET OLYMPIC 2023 – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SANFOVET LÀ NHÀ TÀI TRỢ KIM CƯƠNG CHO CHƯƠNG TRÌNH VET OLYMPIC 2023 – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngày 03/04/2023 vừa qua, đội ngũ chuyên gia của SANFOVET đã có mặt tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tham dự chương trình VET OLYMPIC 2023 với tư cách là Nhà tài trợ Kim Cương và là thành viên Ban Giám khảo của cuộc thi. Chương trình thu hút đông đảo các bạn trẻ […]

Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi
Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Nội dung tóm tắt1 Tác dụng của các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y2 Tầm quan trọng của thuốc trợ sức, trợ lực trong thú y3 Các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y3.1 * AMINOTEC KS3.2 * BCOMPLEX K3+C+M3.3 * ADE.B-COMPLEX3.4 * SANFOVIT AD3EC3.5 * SUPER ACEMIN3.6 * BUTAFOLIC Trên thị trường hiện nay có […]

Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh
Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh

Nội dung tóm tắt1 Cơ chế giải độc gan thận trên vật nuôi 2 Tầm quan trọng của giải độc gan thận trên vật nuôi3 Cách phòng trị bệnh trên gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi4 Các loại thuốc giải độc gan thận chất lượng4.1 * SANFOTIC4.2 * HEPAFO4.3 * SANFOLIQID Hiện nay, sử dụng thuốc thú […]