BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT TRÊN VỊT
06/12/2022
1: NGUYÊN NHÂN
Bệnh Nhiễm trùng huyết ở vịt (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh BẠI HUYẾT, Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm gây ra.
Vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể gây chết vịt nhanh chóng.
2: TRIỆU CHỨNG
– Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt con 1 – 8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%
* Thường có một số con bị chết độ ngột, vịt có các triệu chứng sau:
– Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên)
– Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở
– Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi
– Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng)
3: BỆNH TÍCH
– Gan và lách sưng, gan bị tổn thương và phủ fibrin, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp
4: PHÒNG BỆNH
– Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh: Chăn nuôi an toàn sinh học.
– Đảm bảo điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng phải phù hợp cho vịt trong từng giai đoạn phát triển
– Diện tích chuồng nuôi và chăn thả phải phù hợp.tránh mọi tác động xấu lên vịt
– Có khu cách ly vịt bệnh và vịt khỏe, khi vịt bệnh bị chết phải tiến hành tiêu hủy ngay tránh lây lan mầm bệnh
– Phun sát trùng định kỳ trong và ngoài khu vực chăn nuôi, Khay đựng trứng, dụng cụ chăn nuôi..
– Đảm bảo điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng phải phù hợp cho vịt trong từng giai đoạn phát triển
– Diện tích chuồng nuôi và chăn thả phải phù hợp.tránh mọi tác động xấu lên vịt
– Có khu cách ly vịt bệnh và vịt khỏe, khi vịt bệnh bị chết phải tiến hành tiêu hủy ngay tránh lây lan mầm bệnh
– Phun sát trùng định kỳ trong và ngoài khu vực chăn nuôi, Khay đựng trứng, dụng cụ chăn nuôi..
– Định kỳ cho uống phòng các loại thuốc bổ như : ADE.B – COMPLEX, AZ.KTMD, SANFO LIQID, AZ.BIOZYMONE… để nâng cao miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
* Đối với ngan,vịt thịt để phòng bệnh tốt nhất nên tiêm sản phẩm SANFO CEPTY + HẠ SỐT TĂNG LỰC ABC vào thời điểm vịt được 12 – 14 ngày và 30 – 32 ngày tuổi sẽ bảo vệ đàn vịt tốt hơn, giảm hiện tượng vịt tiêu chảy rất hiệu quả
5: TRỊ BỆNH
– Qua quá trình điều trị thực tế nhận thấy trong giai đoạn đầu vịt mới chớm bị bệnh hoặc vẫn còn sức ăn uống thì có thể điều trị khỏi bằng cách pha nước hoặc trộn cám cho vịt ăn, uống theo phác đồ sau bệnh sẽ khỏi rất nhanh
– Trong trường hợp đàn vịt không còn sức ăn uống và gây chết vịt rất nhiều thì nên cho tiêm theo phác đồ sau. Hiệu quả sẽ rất cao, vịt dừng chết và phục hồi rất nhanh
* Hy vọng với những chia sẻ từ kiến thức và kinh nghiệm điều trị bệnh thực tế của đội ngũ kỹ thuật công ty Sanfovet sẽ giúp ích cho bà con chăn nuôi trong việc chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi của mình.
Mọi thắc mắc về dịch bệnh xin bà con vui lòng liên hệ theo số ĐT: 0974999204. để được tư vấn cụ thể hơn
Giới thiệu
Sản phẩm nổi bật
Tin tức