BỆNH GIUN ĐŨA VÀ GIUN PHỔI
Nguyên nhân
Giun đũa (Ascaris suum) , giun phổi (Metastrongylus ssp.)
Triệu chứng
Tuỳ theo mức độ hay số lượng giun, ấu trùng nhiều hay ít mà heo có những triệu chứng sau: Kém ăn, gầy còm, ốm yếu, sút cân, da và niêm mạc trắng bệch, heo tiêu chảy,…
Giun đũa
Trên heo trưởng thành triệu chứng không rõ ràng phần lớn là mang và gieo rắc mầm bệnh. Bệnh nặng thường ở heo con 2-5 tháng tuổi, ấu trùng giun đũa di hành gây tổn thương và viêm phổi. Giun sống trong ruột hút chất dinh dưỡng làm heo còi cọc ốm yếu. Giun còn gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường xuyên nhiều trường hợp bị tắc ruột hay thủng ruột. Đặc biệt làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể do độc tố của giun tiết ra.
Giun phổi
Heo thường mắc ở độ tuổi 2-6 tháng với các triệu chứng: Chậm lớn, ốm yếu, ho nhiều vao lúc sáng sớm hay chiều tối; lúc đầu heo ăn uống bình thường nhưng chậm lớn, giai đoạn sau ăn ít hay bỏ ăn mệt mỏi, heo khó thở gầy dần sau đó chết.
Bệnh tích
Giun đũa: Xác chết gầy ốm, trong ruột non có rất nhiều giun, niêm mạc ruột rất mỏng. ấu trùng di hành gây viêm hoại tử ở gan, viêm phổi vì hầu hết ấu trùng ở phổi.
Giun phổi: Trong phổi, phế quản có nhiều giun, gây tổn thương và viêm phổi, viêm phế quản.
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống sạch sẽ, không thả heo, nền chuồng chắc chắn tránh giun đất.
Dùng bể biogas hay ủ phân để diệt trứng giun.
Rửa chuồng trại bằng vòi nước có áp lực mạnh.
Định kỳ xổ giun: Heo con 2 tháng 1 lần; heo lớn 6 tháng 1 lần.
Tẩy giun khi heo sau cai sữa, trước khi chuyển chuồng. Heo nái và heo nọc, xổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần, trước khi lên giống bằng IVERMECTIN hoặc LEVASOL 20%
Điều trị
Dùng một trong các thuốc sau: IVERMECTIN hoặc LEVASOL 20%