BỆNH DỊCH TẢ

1: NGUYÊN NHÂN
– Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Herpes virus gây ra. trên mọi lứa tuổi  các loại thủy cầm như vịt, ngan, ngỗng và các loại chim trời…
– Vịt trời và ngỗng trời có đề kháng cao với virus thường ở thể ẩn và trở thành vật mang trùng, thời gian mang virus kéo dài đến 4 năm nên rất nguy hiểm.
– Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như Formalin 3%….
2: TRIỆU CHỨNG
– Thời gian ủ bệnh từ 2 – 7 ngày. đôi khi nổ ra cấp tính với chủng động lực mạnh, vịt chết ngay khi đang bơi mà chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
– Vịt ủ rũ, kém linh hoạt, ăn ít, giảm hoặc bỏ ăn, lười bơi lội
– Ở vịt con bị viêm giác mạc, chảy dịch mắt thấm ướt cả lông xung quanh mắt sau đó dính chặt 2 mí mắt gây mù. mỏ cắm xuống đất và chảy dịch nhầy, bẩn
– Trên đàn vịt sinh sản: tỷ lệ chết cao, chết đột ngột, thường chết là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Xác chết mập, con trống khi chết có sự thoát dương vật 1 cách rõ rệt, sản lượng trứng giảm từ 25 – 40%.
– Vịt sợ ánh sáng nhắm 1 nửa mắt hoặc mí mắt khép lại, bỏ ăn, vô cùng khát nước, suy yếu, đi loạng choạng, xù lông, chảy dịch mắt, dịch mũi, tiêu chảy phân xanh có nhiều nước nên lông vùng lỗ huyệt dơ bẩn.
– Vịt liệt, xã cánh, đầu gục, suy yếu khi bắt buộc phải đi thì di chuyển bằng cách lắc đầu, cổ và người.
– Vịt thịt 2-7 tuần tuổi biểu hiện mất nước, gầy ốm, mỏ xanh (màu xanh da trời), lỗ huyệt nhuộm máu.
– Vịt có thể bị sưng vùng đầu, cổ, hầu do gelatin tích tụ dưới niêm mạc vùng này, đó là chất keo nhày màu vàng chanh.
Tỷ lệ chết cao 5-100%
3: BỆNH TÍCH
– Do tổn thương mạch máu nên xuất huyết điểm dày đặc trên khắp cơ thể, xuất huyết, tụ máu, chảy máu trên và trong cơ tim và ở những cơ quan nội tạng khác như: màng treo ruột, màng thanh mạc. Nội mạc và van tim cũng xuất huyết.
– Gan, tụy, thận, ruột, phổi xuất huyết điểm.
– Vịt mái: những nang ở buồng trứng xuất huyết, mất màu biến dạng. Khối xuất huyết từ buồng trứng có thể rớt vào xoang bụng. Ống dẫn trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử.
– Lòng ống ruột, dạ dày cơ đầy máu. Cơ thắt giữa dạ dày tuyến và thực quản xuất huyết thành vòng.
– Dạ dày tuyến xuất huyết.
– Bệnh tích đặc biệt của bệnh: trên niêm mạc đường tiêu hóa như xoang miệng, thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt lúc đầu xuất huyết trên bề mặt sau đó được phủ lên lớp vảy màu trắng vàng, kích thước 1 – 10mm gọi là nổi ban trên niêm mạc đường tiêu hóa.
– Viêm ruột, xuất huyết hình nhẫn.
– Gan hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.
4: PHÒNG BỆNH
– Sát trùng chuồng trại, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên.
– Hiện nay dùng vacxin nhược độc để phòng bệnh cho hiệu quả rất cao.
– Vacxin đã được sản xuất trong nước. Dùng nhỏ mũi cho vịt con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho vịt lớn cho miễn dịch 6 tháng.
* Lịch chủng ngừa.
Vịt thịt: lần 1 lúc mới nở. Lần 2: 3 tuần sau
Vịt đẻ: 1 năm chủng ngừa 2 lần.
– Định kỳ cho uống phòng các loại thuốc bổ như: ADE.B-COMPLEX, AZ.KTMD,SANFO LIQUID, AZ.BIOZYMONE… để nâng cao miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
5: XỬ LÝ Ổ DỊCH TẢ VỊT
* Cách ly đàn vịt ốm,Áp dụng đồng thời 2 biện pháp sau:
A: Tiêm ngay vacxin vào ổ dịch. Ví dụ: vịt đạt trọng lượng  1kg/con cứ 10 con vịt lấy 2ml kháng sinh GENTAMAX trộn với 3ml dung dịch sinh lý. Hoặc 1ml SANFOTRIL + 4ml nước sinh lý.
Hòa tan 20 liều vacxin dịch tả vịt đông khô vào dung dịch sinh lý cùng kháng sinh như ở trên tiêm dưới da 0,5ml/con.
Sau 3-4 tuần có thể tiêm nhắc lại lần 2 với liều lượng khuyến cáo của hãng sản xuất
B : Cho toàn đàn uống kháng sinh và thuốc bổ trợ sau:
AZ.DOXYCOLI 50/50: 1ml/20kgTT/ ngày ( cho uống )
TTS: 1g/5kg TT/ngày ( trộn cám )
Liệu trình 3-5 ngày liên tục
– kết hợp với các loại thuốc bổ trợ như :
PARAMAX C: 1g/1 lít nước
SANFOLIQID: 1ml/ 1 lít nước
SANFO DETOX: 1ml/1 lít nước
Liệu trình 3-5 ngày liên tục
Tin tức
Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi
Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Nội dung tóm tắt1 Tác dụng của các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y2 Tầm quan trọng của thuốc trợ sức, trợ lực trong thú y3 Các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y3.1 * AMINOTEC KS3.2 * BCOMPLEX K3+C+M3.3 * ADE.B-COMPLEX3.4 * SANFOVIT AD3EC3.5 * SUPER ACEMIN3.6 * BUTAFOLIC Trên thị trường hiện nay có […]

Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh
Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh

Nội dung tóm tắt1 Cơ chế giải độc gan thận trên vật nuôi 2 Tầm quan trọng của giải độc gan thận trên vật nuôi3 Cách phòng trị bệnh trên gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi4 Các loại thuốc giải độc gan thận chất lượng4.1 * SANFOTIC4.2 * HEPAFO4.3 * SANFOLIQID Hiện nay, sử dụng thuốc thú […]

3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng
3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng

Nội dung tóm tắt1 Thuốc kháng viêm trong thú y là gì?2 Nguyên nhân và biểu hiện của vật nuôi khi bị viêm nhiễm3 Những cách phòng ngừa viêm nhiễm sốt cao ở vật nuôi3.1 * VIÊM ĐAU SỐT BỎ ĂN – STOP3.2 * DEXASON3.3 * ACHYMOSIN Kháng viêm giảm đau cho vật nuôi sao cho hiệu quả? […]

Oxytetracycline kháng sinh phổ rộng hiệu quả cao và chi phí thấp trong thú y
Oxytetracycline kháng sinh phổ rộng hiệu quả cao và chi phí thấp trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Oxytetracycline là gì? 2 Tác dụng của Oxytetracycline3 Tính chất của Oxytetracycline4 Lưu ý khi sử dụng các thuốc thú y thành phần Oxytetracycline5 Oxytetracycline và ứng dụng thực tiễn trong thú y 6 Sản phẩm thuốc thú y Oxytetracycline nổi bật6.1 – OXYNEOMIN6.2 – SANFOXY PLUS6.3 – SANFO.PNEUTEC6.4 – TETRAMAX 50S Kháng sinh Oxytetracycline hiện đang […]

Florfenicol đặc trị CRD (hô hấp mãn tính) hiệu quả trong thú y
Florfenicol đặc trị CRD (hô hấp mãn tính) hiệu quả trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Florfenicol là gì?2 Tác dụng và cơ chế hoạt động của Florfenicol3 Tác dụng phụ độc hại và sự không tương thích của florfenicol là gì?4 Ứng dụng Florfenicol trong sản phẩm thuốc thú y4.1 – FLODOXY MAX4.2 – SANFO.FLO 45 LA4.3 – FLOAZO 30 (gà chọi)4.4 – FLOAZO 304.5 – SANFO.FLOMAX 50%4.6 […]