BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ

Nguyên nhân

Trong suốt mùa đông xuân, trâu bò chỉ ăn rơm cỏ khô lâu ngày hệ thống tiêu hoá và sức khỏe giảm sút đặc biệt hệ vi sinh vật trong dạ cỏ chưa thích ứng với thức ăn khác. Khi mùa xuân về cỏ non mới mọc trâu bò ăn nhiều, sức tiêu hoá kém và không phù hợp với hệ vi sinh vật ở dạ cỏ, ruột do đó dễ dẫn đến ỉa chảy, rối loạn hệ thống vi sinh vật ở dạ cỏ gây các phản ứng lên men sinh hơi nhiều gây chướng hơi.

– Do thức ăn bị nhiễm nấm mốc không tiêu hoá được gây sinh hơi.

– Do bê nghé bú phải sữa của trâu bò mẹ chua, viêm vú… chất lượng sữa kém không tiêu hoá được.

Ngoài ra, do trâu bò bị mắc một số bệnh truyền nhiễm, nội khoa khác:

– Bệnh giả ung khí thán gây viêm nhiễm ruột dạ múi khế dẫn đến giảm nhu động dạ cỏ, hơi từ dạ cỏ chậm thoát ra ngoài.

– Bệnh tụ huyết trùng gây viêm hầu làm cho hầu họng sưng, trâu bò không nhai lại được, thức ăn tồn đọng trong dạ cỏ gây lên men sinh hơi

– Bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm nhiễm dạ múi khế, dạ lá sách dẫn đến nhu động dạ cỏ kém hoặc rối loạn hệ vi sinh vật.

– Sức khoẻ của gia súc yếu do: sau khi sinh, bại liệt trước sau khi đẻ… gia súc ít vận động, nhu động dạ cỏ giảm, tiêu hoá kém nên dễ sinh hơi.

Triệu chứng

Phần hõm hông bên trái căng phồng cao hơn cả sống lưng, gõ kêu, ấn tay vào như quả bóng căng đầy hơi.

Con vật thở khó, thở nhanh, đi lại khó khăn, mắt trợn ngược.

Phòng bệnh

Vào mùa xuân có nhiều cỏ non xanh nên cho ăn hạn chế và trộn thêm rơm khô. Cho trâu bò ăn hoặc uống 30 -50 g muối ăn/ngày để tăng khả năng nhu động ruột nhằm đẩy hơi ra ngoài.

Trâu bò mới đẻ, cho ăn thích hợp cả cỏ xanh và thức ăn hỗn hợp, khi trâu bò khoẻ hẳn mới cho ăn bình thường.

Không cho bê nghé bú sữa trâu bò cái bị viêm vú, khi vắt sữa phải vắt sạch không để sữa tồn trong bầu vú, vắt xong cho uống ngay không để lâu.

Cho trâu bò làm việc hợp lý tránh làm việc quá sức hoặc ít vận động.

Trị bệnh

Đầu tiên phải giảm bớt sự lên men ở dạ cỏ bằng cách cho uống các thuốc sau:

Dung dịch thuốc tím 0,1%: 3-5l

Nước dưa chua: 3-5l

Bia: 3-5l

a.  Biện pháp cơ học:

Lấy tay kéo lưỡi trâu bò ra và sát nước gừng vào lưỡi để ợ hơi ra ngoài.

Dùng tay moi phân ở hậu môn ra để thông hơi.

Lấy rơm trà sát ở hõm hông bên trái để tăng nhu động dạ cỏ và ruột để đẩy hơi ra ngoài.

b.  Dùng thuốc:

Tiêm thuốc MgSO4 50-60 ml/100 kg TT vào tĩnh mạch.

Tiêm Pilocarpin 1%: 10-15ml

Magnesi sulphat: ……………………………………………..100g

Muối ăn:………………………………………………………….… 50g

Thuốc tím: ………………………………………………..….……..2g

Pha 3 chất trên với 2 lít nước cho uống 2 lần/ngày, uống 2-3 ngày

Muối ăn: …………….……………………………………..….…100g

Tỏi: ……………………………………………………………………50g

Giã nhỏ tỏi + gừng + muối rồi pha vào 2 lít nước, cho uống ngày 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày

Khi đã dùng tất cả các biện pháp trên mà không kịp thì phải chọc hơi trong dạ cỏ: Dùng Trocart, cây trúc nhỏ, kim 16 chọc thẳng vào hõm hông bên trái nơi căng nhất

Chú ý: Khi chọc kim, Trocart vào dạ cỏ phải dùng ngón tay bịt đầu lại nhả hơi ra từ từ để tránh hơi ra nhanh quá làm máu dồn từ não xuống gây choáng và chết đột ngột. Khi hơi ra hết vẫn để nguyên Trocart hoặc kim ở đó để hơi sinh ra tới đâu sẽ thoát ra tới đó, sau 1-2 ngày khi con vật bình thường thì rút ra.

Khi dùng Trocart thì nên tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Tin tức
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về dịch cúm gia cầm A H5N1 tái bùng  phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đã phát hiện ca lây nhiễm cho người đầu tiên ở Campuchia trong năm 2023. Điều này gây ra lo ngại cho người chăn […]

Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi
Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Nội dung tóm tắt1 Tác dụng của các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y2 Tầm quan trọng của thuốc trợ sức, trợ lực trong thú y3 Các loại thuốc trợ sức trợ lực trong thú y3.1 * AMINOTEC KS3.2 * BCOMPLEX K3+C+M3.3 * ADE.B-COMPLEX3.4 * SANFOVIT AD3EC3.5 * SUPER ACEMIN3.6 * BUTAFOLIC Trên thị trường hiện nay có […]

Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh
Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh

Nội dung tóm tắt1 Cơ chế giải độc gan thận trên vật nuôi 2 Tầm quan trọng của giải độc gan thận trên vật nuôi3 Cách phòng trị bệnh trên gan thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi4 Các loại thuốc giải độc gan thận chất lượng4.1 * SANFOTIC4.2 * HEPAFO4.3 * SANFOLIQID Hiện nay, sử dụng thuốc thú […]

3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng
3 loại thuốc thú y kháng viêm giảm đau được nhiều bà con tin dùng

Nội dung tóm tắt1 Thuốc kháng viêm trong thú y là gì?2 Nguyên nhân và biểu hiện của vật nuôi khi bị viêm nhiễm3 Những cách phòng ngừa viêm nhiễm sốt cao ở vật nuôi3.1 * VIÊM ĐAU SỐT BỎ ĂN – STOP3.2 * DEXASON3.3 * ACHYMOSIN Kháng viêm giảm đau cho vật nuôi sao cho hiệu quả? […]

Oxytetracycline kháng sinh phổ rộng hiệu quả cao và chi phí thấp trong thú y
Oxytetracycline kháng sinh phổ rộng hiệu quả cao và chi phí thấp trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Oxytetracycline là gì? 2 Tác dụng của Oxytetracycline3 Tính chất của Oxytetracycline4 Lưu ý khi sử dụng các thuốc thú y thành phần Oxytetracycline5 Oxytetracycline và ứng dụng thực tiễn trong thú y 6 Sản phẩm thuốc thú y Oxytetracycline nổi bật6.1 – OXYNEOMIN6.2 – SANFOXY PLUS6.3 – SANFO.PNEUTEC6.4 – TETRAMAX 50S Kháng sinh Oxytetracycline hiện đang […]