BỆNH THƯƠNG HÀN, BẠCH LỴ
06/12/2022
1. NGUYÊN NHÂN
– Bệnh do vi khuẩn Salmonella (Gram âm) gây lên, có nhiều chủng Salmonella nhưng chỉ có 3 chủng gây bệnh trên gia cầm
+ Salmonella gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con
+ Salmonella typhimurium: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con
+ Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi
Trong đó bệnh do Salmonella gallinarum thuộc type bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh do vậy người chăn nuôi cần hiểu về bệnh và có phương án phòng bệnh sớm và hiệu quả
2. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
– Thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, vi khuẩn có đề kháng khá cao trong môi trường, có thể tồn tại vài tháng, các chất sát trùng thông thường có thể diệt được vi khuẩn.
– Bệnh lây lan qua cả 2 phương thức (truyền dọc từ mẹ sang con và truyền ngang từ con khỏe sang con yếu trong đàn qua phân, thức ăn, uống…)
+ Lây truyền dọc: Vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi vào máy ấp trứng và lây truyền cho gà con
+ Lây truyền ngang : Gà con mới nở trong máy ấp bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy, hoặc gà sống sót sau bệnh trở thành vật mang trùng làm lây lan sang những con khác.
3. TRIỆU CHỨNG
Bệnh diễn biến theo 3 thể là: Qúa cấp tính, cấp tính, mãn tính, và có thể gây bệnh trên mọi giai đoạn của gà đặc biệt là các yếu tố stress tác động lên gà sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
– Trên gà con:
+ Gật gù, sã cánh, ủ rũ, chậm lớn, vùng lông xung quanh hậu môn dính phân bết lại bít kín hậu môn gà, gây chết sau 6-10 ngày sau khi nở.
+ Lòng đỏ không tiêu, có màu vàng, xanh
– Trên gà thịt:
+ Gà ủ rũ, sốt cao, uống nhiều nước, bết lông, ăn ít, ỉa phân nát
+ Gà lười vận động, hay rúc đầu vào cánh do sốt cao, đến ngày thứ 3 thì bắt đầu chết do mất nước và điện giải trong cơ thể
+ Bệnh nặng có thể xâm nhập vào máu và gây viêm khớp nhất là những chuồng ẩm thấp là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
– Trên gà đẻ:
+ Gà sốt cao, uống nhiều nước, giảm ăn, rúc đầu vào cánh, ỉa phân nát
+ Sản lượng trứng giảm từ 20-40 % nếu không điều trị ngay có thể kế phát các bệnh khác sẽ làm gà ốm trầm trọng hơn và tỉ lệ trứng giảm nhiều
4. BỆNH TÍCH
* Bệnh tích bên ngoài
* Bệnh tích bên trong khi mổ khám
5. PHÒNG BỆNH
* Nguyên lý phòng bệnh là phải làm tốt 3 việc sau
– Làm sạch và hạn chế tối đa mầm bệnh ngoài môi trường
+ Phun sát trùng định kỳ 1- 2 lần/tuần tùy vào tình hình dịch tễ chăn nuôi, phải khử trùng trứng trước khi đưa vào lò ấp bằng foocmol + thuốc tím, ngâm khay đựng trứng bằng các chất sát trùng, tuân thủ ATSH
– Tăng cường sức đề kháng cho đàn gà bằng các loại thuốc bổ
+ Định kỳ cho uống các loại thuốc bổ trợ như: ADE.B-COMPLEX, HERO LYTE C,
AZ. KTMD, SANFO. LIQID, SANFO.OXYNEOMIN… tất cả các loại cho uống theo HDSD.
+ Phòng bệnh chủ động bằng 1 trong số các loại thuốc kháng sinh
+ AMPI – COLI extra = 1g/15 kgTT/ngày
+ QUINO 20% GOLD = 1ml/20 kgTT/ngày
+ AMOXY – COL 20% = 1g/10 kgTT/ngày
+ COLI 500 = 1g/10kg TT/ngày
Tất cả các liều trên là liều phòng, nếu điều trị phải tăng nên gấp 1,5 trong 2 ngày đầu.
6. ĐIỀU TRỊ BỆNH
* Bệnh phát ra từ 1 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi là nặng nhất. Gà lớn thường bị mãn tính và nhẹ hơn, có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau
– Giai đoạn gà con từ 1-30 ngày tuổi. Chú ý đến độ thông thoáng và đảm bảo mật độ, nhiệt độ chuồng nuôi, vệ sinh thường xuyên máng ăn, máng uống sạch sẽ. Nếu gà bị mắc bệnh thì dùng phác đồ sau:
SÁNG : QUINO 20% GLOD = 1ml/15kgTT/ngày
TRƯA : SANFO. LIQID = 1ml/1 lít nước
: PARAMAX C = 1g/1 lít nước
CHIỀU : AMOXY – COL 20% = 1g/8kgTT/ngày
TỐI : Uống như bữa trưa
– Liệu trình liên tục 5 -7 ngày.
* Đối với gà lớn cũng sẽ áp dụng theo phác đồ của gà nhỏ, nếu uống phòng định kỳ thì uống các loại kháng sinh phổ rộng .
Giới thiệu
Sản phẩm nổi bật
Tin tức