Tổng hợp thông tin thuốc trị ngoại ký sinh trùng thú y
Sử dụng thuốc trong điều trị ngoại ký sinh trùng cho vật nuôi ngày càng trở nên phổ biến trong chăn nuôi. Tuy nhiên với số lượng lớn các hoạt chất được phê duyệt sử dụng và hàng trăm hàng nghìn loại biệt dược ra đời khiến người tiêu dùng có được cái nhìn tổng quan và sử dụng hiệu quả. Bài viết sau Thú Y Sanfovet sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về thuốc trị ngoại ký sinh trùng cho thú ý.
Nội dung tóm tắt
* Thế là nào thuốc trị ngoại ký sinh trùng
– Đại cương
Thuốc trị ngoại ký sinh trùng (ký sinh trùng ngoài da) thú y được định nghĩa là các thuốc có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ mắc từ các bệnh lý có nguyên nhân do các ký sinh trùng từ môi trường bên ngoài, hoặc bên ngoài cơ thể tác động đến động vật. Ví dụ như thuốc trừ sâu, trị côn trùng trong và ngoài là những dùng diệt ngoại ký sinh trên sinh vật (cây trồng nông nghiệp và động vật nuôi).
Ký sinh trùng ngoài da của vật nuôi gồm các loài thuộc họ nhện như: ve, ghẻ,…; côn trùng gồm 3 bộ Diptera – ruồi, nòng, nhặng…, Anopluera -chấy, rận… và Siphonaptera – bọ chét, bọ nhảy. Tại Việt Nam một số ngoại ký sinh trùng phổ biến gây hại như ghẻ, ve, rận, rệp của trâu, bò, lợn, chó, mèo. Dòi của bò, ngựa, dê, cừu. Mạt, mò của gà, ngan, ngỗng,….
* Yêu cầu của thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Các thuốc được sử dụng trong điều trị ngoại ký sinh trùng cho động vật cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
– Tác dụng nhanh, tiêu diệt được tất cả các pha biến thái của mọi loại ký sinh trùng (trường thành – trứng- ấu trùng- biến thái của ấu trùng- trưởng thành).
– Không hoặc ít độc với vật chủ
– Hoạt chất phải được phân bố đồng đều trong dung dịch lỏng, phù hợp với yêu cầu của cách sử dụng thực tế
– Dễ sử dụng, tùy loại ký sinh trùng được dùng dưới các dạng: trộn vào thức ăn, nước tắm, bơm xịt, bôi trên da hay tiêm dưới da… Tất cả đều phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.
– Không để tồn lưu trong vật chủ và không gây ô nhiễm môi trường.
* Các nhóm thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều biệt dược có tác dụng trị ký sinh trùng. Tuy nhiên để bạn đọc có được các nhìn tổng quan, dưới đây sẽ trình bày theo các nhóm hoạt chất được sử dụng thông dụng hiện nay
Các chlor hữu cơ
– DICOPHANE: Thường được sử dụng dưới dạng dung dịch phun sau khi pha vào trong nước, có tác dụng diệt muỗi, ruồi nhà, tắm trị ve, bọ chét, chấy, rận cho chó. Tuy nhiên một số loại động vật như mèo, chim, ấu súc rất mẫn cảm với loại thuốc này. Tuyệt đối không sử dụng hoạt chất này với các động vật đang khai thác sữa hay cho con bú.
– yBHC hay y BENZENE HEXACHLORIDE: Thường được dùng ngoài với hiệu quả điều trị ngoại ký sinh trùng cao trên các loài động vật như trâu, bò, ngựa trưởng thành và lợn. Bên cạnh đó còn có tác dụng trị ghẻ, ve, trước khi bôi thuốc hoặc trải thuốc nên tắm sạch cho gia súc. Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc này rất độc đối với các loài động vật như dê, cừu, ấu súc non (chỉ dùng liều dưới 0.01%), tuyệt đối không dùng cho bê dưới 3 tháng tuổi và thủy sản (vì rất mẫn cảm với thuốc).
– Các hợp chất phospho hữu cơ
Tính đến hiện nay có khoảng hơn 20 các hợp chất phospho hữu cơ đã được phê duyệt sử dụng trong ngành thú ý: Các thuốc thường xuyên được sử dụng như: Bromophos, Dichlofenthion, dip, spray… tùy theo dạng bào chế (phun sương mù, phun trực tiếp lên cơ thể, tiêm, trộn vào thức ăn hàng ngày)
– Sulphur , lưu huỳnh
Đây là một trong những hoạt chất được sử dụng trong điều trị ngoại ký sinh trùng từ khá sớm. Hiện nay lưu huỳnh vẫn được sử dụng cho chó và các vật nuôi khác và cả người dưới dạng thuốc mỡ – cream hay bột trong tale hoặc kaolin tỷ lệ ⅛ bôi trên da.
* Các thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Bên cạnh các hợp chất được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa hoặc, Có một số thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên – thảo dược cũng đem lại tác dụng hiệu quả trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên động vật. Một số thảo dược được sử dụng hiện nay như
– Rễ cây duốc cá (Derris elliptica) với hoạt chất chính là Rotenol có tác dụng nhanh hơn benzene hexachloride trong điều trị ngoại ký sinh trùng trên động vật, Tuy nhiên rotenol độc với các và các loài thủy sản khác, vì vậy nên cân nhắc trong quá trình sử dụng.
– Hoa cúc trừ trùng với hoạt chất chính là pyrethrins có tác dụng kích thích sự co cơ, do đó khi tiếp xúc với côn trùng khiến côn trùng không chuyển động được, hết năng lượng rồi liệt chết. Tuy nhiên có sự đề kháng giữa pyrethrins và DDT( dichlorodiphenytrichloehtan) nên cần lưu ý trong quá trình sử dụng.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Để việc sử dụng thuốc trị ngoại ký sinh trùng được đúng đem lại hiệu quả và an toàn cho vật nuôi, bà con và người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về bệnh mà vật nuôi đang mắc phải cũng như hoạt chất sẽ sử dụng trong điều trị. Mỗi bệnh, mỗi vật nuôi đều có những thuốc đặc trị và hướng dẫn sử dụng riêng. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các tác dụng không mong muốn trên vật nuôi.
Hy vọng các thông tin hữu ích được cung cấp từ Thú Y Sanfovet về các thuốc điều trị ngoại ký sinh trình sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhóm thuốc này và sẽ ứng dụng được trong quá trình chăn nuôi sản xuất. Tìm hiểu thêm về các thuốc thú y khác tại:
* Webiste: https://sanfovet.com.vn/
* Hotline: 024 6686 1629 – 0974 999 204
* Email: sanfovet@gmail.com